Brexit là một sự kiện thu hút sự quan tâm của dự luận thế giới. Vấn đề này không chỉ gây chấn động trên toàn Vương quốc Anh, mà còn tác động đến nhiều nước trên thế giới. Vậy Brexit là gì? Nguyên nhân dẫn đến Brexit và ảnh hưởng của Brexit đến Anh và thế giới như nào?
Brexit là gì?
Britain exit (viết tắt Brexit) là từ được sử dụng để nói về quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) của Vương quốc Anh.
Cụm từ Brexit được sử dụng tương tự như Grexit được dùng để nói về khả năng Hy lạp (Greece) rời khỏi liên minh châu Âu EU trước đây.
EU là gì?
Liên minh châu Âu (European Union – EU) là một liên minh chính trị và kinh tế gồm 28 quốc gia giao dịch với nhau và cho phép một công dân dễ dàng di chuyển giữa các quốc gia để sinh sống và làm việc.
Tổ chức này được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế giữa các nước thành viên trước áp lực ngày càng tăng của khối các nước xã hội chủ nghĩa.
Tiền thân của EU là Cộng đồng kinh tế Châu ÂU (European Economic Community – EEC) được thành lập vào năm 1957. Trong EEC, những rào cản như thương mại, pháp lý, thuế quan được gỡ bỏ, các cơ chế hợp tác được nới rộng theo hướng tự do hoá lao động, thị trường vốn và giao thông vận tải trong nội bộ khối. Nhờ đó mà các nước thành viên EEC đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể vào những năm 1960.
Anh chính thức được kết nạp làm thành viên của EEC vào năm 1973. Chính phủ Anh đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm đánh giá triển vọng tham gia và hội nhập sâu hơn vào khối kinh tế liên châu lục này với kết quả hơn 67% cử tri đã trả lời “Có”.
Danh sách các nước EU bao gồm:
STT | QUỐC GIA | STT | QUỐC GIA |
01 | Áo | 15 | Ailen |
02 | Anh | 16 | Ý |
03 | Bỉ | 17 | Latvia |
04 | Bulgaria | 18 | Litva |
05 | Coatia | 19 | Tiệp Khắc |
06 | Đảo Síp | 20 | Malta |
07 | Séc | 21 | Hà Lan |
08 | Đan mạch | 22 | Ba Lan |
09 | Estonia | 23 | Bồ Đào Nha |
10 | Phần Lan | 24 | Rumani |
11 | Pháp | 25 | Slovakia |
12 | Đức | 26 | Slovenia |
13 | Hy Lạp | 27 | Tây Ban Nha |
14 | Hungary | 28 | Thủy Điển |
Tại sao Vương quốc Anh rời bỏ EU?
Giao thương
Anh cho rằng mình đang bị EU kéo tụt lại, theo họ, EU áp đặt quá nhiều luật lệ kinh doanh và thu hàng tỉ bảng Anh tiền phí thành viên hàng năm nhưng trả lại rất ít.
Nhập cư & việc làm
Anh muốn kiểm soát biên giới của mình và giảm số người nhập cư. Lượng dân nhập cư cao dẫn đến cạnh tranh khốc liệt trong ngành lao động ở phân khúc đòi hỏi kỹ năng thấp là nhân tố khiến mức lương của người lao động Anh bị hạ thấp đáng kể.
Nguyên tắc chính của EU là “tự do đi lại” tức là không cần thị thực cũng có thể đến sống và làm việc ở quốc gia EU khác. Anh chỉ có thể kiểm soát tình trạng nhập cư khi nước này rời khỏi EU.
Luật pháp
Lệnh Truy nã Liên minh châu Âu (European Arrest Warrant) đồng nghĩa với việc công dân Anh có thể bị đưa đến nước ngoài và bị xử ở các tòa án nước khác.
Trưng cầu dân ý
Cuộc khủng hoảng tị nạm đã khiến việc di cư trở thành chủ đề của cơn thịnh nộ chính trị trên khắp châu Âu. Việc rời khỏi Liên minh châu Âu được nhắc đến một lần nữa vào ngày 23/06/2016 với một cuộc trưng cầu dân ý để lấy ý kiến của cử tri về việc Anh có nên tiếp tục ở lại EU hay rời đi?
Theo đó, những công dân đủ 18 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Anh, Ireland và công dân thuộc khối Thịnh vượng Chung hiện đang thường trú tại Anh. Bên cạnh đó là các công dân Anh sống ở nước ngoài có đăng ký bầu cử tại Anh trong vòng 15 năm qua. Công dân từ các nước EU, trừ Ireland, Malta và Cyprus, không được phép bỏ phiếu.
Kết quả bầu cử dựa trên nguyên tắc phổ thông đầu phiếu – phe nào đạt trên 50% số phiếu cử tri sẽ thắng.
Kết quả:
- 51.9% ủng hộ Anh rời khỏi EU (17.410.742 phiếu bầu)
- 48.1% phản đối Anh rời khỏi EU (16.141.241 phiếu bầu)
Tuy nhiên chỉ có 72% tổng cử tri bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý. Điều đó có nghĩa là chỉ có khoảng 37% tổng số cử tri Anh bỏ phiếu.

Sau khi cuộc trưng cầu dân ý kết thúc, Vương quốc Anh đã kích hoạt điều 50 trong Hiệp ước về Liên minh chây Âu, bắt đầu quá trình hai năm để tách Anh khỏi EU (Diễn ra vào ngày 29/03/2019 nhưng đã được kéo dài sang tháng 10/2019).
Điều gì đã xảy ra?
Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào năm 2016 chỉ là sự khởi đầu. Kể từ đó, nhiều cuộc đàm phán đã diễn ra giữa Anh và các nước EU khác.
Các cuộc đàm phán chủ yếu liên quan đến các thỏa thuận khi Vương quốc Anh rời đi – chứ không phải những gì sẽ xảy ra sau đó.
Các thỏa thuận bao gồm:
- Vương quốc Anh phải trả khoảng 39 tỉ bảng cho EU để phá vỡ mối quan hệ đối tác này
- Điều gì sẽ xảy ra với công dân Vương quốc Anh sống trong khu vực EU và tương tự, điều gì sẽ xảy ra với công dân EU sống trong Vương quốc Anh.
- Biên giới vật lý giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland sẽ được giải quyết như nào khi nó trở thành biên giới giữa Vương quốc Anh và EU?
Thỏa thuận đã được Anh và EU đồng ý vào tháng 11 năm 2018, nhưng nó cũng phải được các nghị sĩ Anh chấp nhận. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị từ chối tới 3 lần vào ngày 15/1, 12/3 và 29/03. Điều đó có nghĩa là ngày rời khỏi 12/04 sắp tiến đến gần nhưng không có một thỏa thuận nào được đưa ra.
Ảnh hưởng của Brexit
Ảnh hưởng của Brexit đến Anh
Nếu Brexit xảy ra, dĩ nhiên nước hứng cú sốc đầu tiên sẽ là Anh. Kịch bản Brexit xảy ra sẽ tác động xấu đến nền kinh tế Anh, “một thập niên bất ổn” sẽ xảy ra do Anh cần phải tốn rất nhiều thời gian để đàm phán lại các thỏa thuận thương mại với các nước trong và ngoài EU. Hoạt động thương mại của Anh sẽ rơi vào tình trạng mất ổn định, do nước này cần phải đàm phán lại từng thỏa thuận với hơn 50 quốc gia đang có thỏa thuận thương mại với EU.
Theo tính toán của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong trường hợp lạc quan nhất khi Anh vẫn được tiếp cận thị trường chung và nhanh chóng xua tan bất ổn, G EU của nước này sẽ giảm 1,4% vào năm 2021.
Còn trong kịch bản xấu, tức là London bị chặn đường vào thị trường chung EU, tổn thất về G EU sẽ lên đến 4,5%. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp Anh có thể thể thiệt hại lên đến 9 tỷ bảng Anh (13,2 tỷ USD) tiền thuế nhập khẩu bổ sung mỗi năm.
Việc giải quyết quyền lợi của khoảng 2 triệu công dân Anh đang sinh sống và làm việc tại EU cũng như chừng đó công dân EU đang sinh sống tại Anh là một công việc hết sức phức tạp bởi nhiều vấn đề liên quan như quyền được cư trú, chăm sóc y tế, học tập, phúc lợi xã hội, v/v…
Theo Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) cảnh báo, “Brexit” có thể khiến nền kinh tế Anh tổn thất tới 100 tỉ bảng và gần 1 triệu việc làm bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng của Brexit đến EU
Nền kinh tế Anh hiện chiếm khoảng 1/6 của toàn khu vực, chiếm 1/10 giá trị xuất khẩu của EU tới Anh và xuất khẩu từ Anh vào EU chiếm 1/2 kim ngạch. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều có thặng dư thương mại với Anh.
Cơ quan tư vấn tài chính và kinh tế Euler Hermes cho rằng Bỉ, Ireland, Hà Lan, Đức, Pháp và nước phi thành viên là Mỹ sẽ bị thiệt hại do là bạn hàng lớn của Anh.
Theo ước tính, cán cân thương mại của Đức đối với nước Anh có thể bị giảm 6,8 tỷ euro một năm, trong đó ngành công nghệ xe ô tô của Đức thất thu đến gần 2 tỷ. Thiệt hại đối với các doanh nghiệp Pháp là khoảng hơn 3 tỷ euro một năm.
Ảnh hưởng của Brexit đến Việt Nam
“Việt Nam không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Brexit do có quan hệ thương mại với Anh. Đồng bảng Anh biến động mạnh sẽ ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam” – Chia sẻ của Ts. Lê Đặng Doanh, Nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương.