Từ thời phong kiến xưa, chơi chữ là một thú vui mang tính nghệ thuật trong dân gian lẫn giới văn sĩ, nho sĩ. Chơi chữ dành cho những người đối ứng nhanh nhạy, có tầm hiểu biết sâu rộng, thông thạo lịch sử lẫn tình hình hiện tại. Đôi lúc đòi hỏi ở đầu óc dí dỏm, pha chút châm chọc, và hơi “ngông”…
Chơi chữ là gì?
Chơi chữ là “lợi dụng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa,….trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định như bóng gió, châm biếm, hài hước…..trong lời nói. Nó được dùng như một biện pháp tu từ, trong đó ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh,….được vận dụng một cách đặc biệt khéo léo nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ lý thú cho người thưởng thức. “(Nhiều tác giả 1983, Tự Điển Văn Học tập 1, Hà Nội Khoa Học Xã Hội, trang 104).
Bởi vậy nên dân gian mới có câu: “Nghề chơi cũng lắm công phu”, huống hồ chơi … chữ!
Sở dĩ thú chơi chữ được phát triển rộng rãi là do tính hài hước, dí dỏm, thông minh và sâu sắc vốn có của đại bộ phận người Việt. Lại sẵn chất liệu ngôn ngữ tiếng Việt phong phú nên thói quen chơi chữ dần được hình thành, phổ biến rộng rãi trong dân gian.
Thói quen chơi chữ xuất hiện trước hết là trong lời ăn tiếng nói của mỗi người. Mục đích của lối chơi chữ trong lời ăn tiếng nói chính là tạo ra những tiếng cười thư giản bằng sự bất ngờ thú vị của ngôn ngữ. Người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều có khả năng chơi chữ theo lối “ứng khẩu” tự nhiên, theo những cách khác nhau
Các hình thức chơi chữ trong ca dao
Trong ca dao thường có hai kiểu chơi chữ, đó là chơi chữ dựa vào các phương tiện ngôn ngữ được biểu hiện trên văn bản và kiểu chơi chữ dựa vào tiền giả định là dữ liệu văn hóa văn học.
Chơi chữ dựa vào các phương tiện ngôn ngữ được biểu hiện trên văn bản
- Ca dao chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và âm viết.
- Ca dao chơi chữ bằng phương tiện từ vựng – ngữ nghĩa.
- Ca dao chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp.
- Nói lái trong ca dao.
Chơi chữ dựa vào dữ liệu văn hóa văn học
Chơi theo cách nhại mô phỏng âm thanh
Con mèo, con mẻo, con meo
Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà.
Cô thỉ, cô thi,
Cô đang đương thì, cô kẹo với ai?….
Chồng chổng chồng chông,
Chồng bát, chồng đĩa, nồi hông cũng chồng !
Bà già, bà giả, bà gia,
Bà ra kẻ chợ, con ma bắt bà.
Muốn rằng tàu lặn tàu bay
Nên anh bỏ việc cấy cày anh đi.
Biết mà cu lít cu li,
Thà rằng ở vậy nhà quê với nàng.
Nhà quê có họ có hàng ;
Có làng, có xóm, nhỡ nhàng có nhau.
Bác gì, bác xác bác xơ
Bác chết bao giờ, bác chả bảo tôi.
Được chuyển âm tiết muốn nhại từ âm vực thấp đến âm vực cao bằng cách gắn âm điệu : huyền _ hỏi _ ngang bất chấp âm điệu này có tạo nên các hiện tượng cùng âm hay không.
“Xác….xơ “dùng hiện tượng láy vần để nhại Bác, tác giả nhằm biểu hiện sự ko bằng lòng trước cái chết của bác tác giả.
“Cu lít cu li “là cách nhại từ cu li, hòng cho thấy sự nhầm lẫn trong thái độ bất bình của nhân vật trữ tình.
Chơi chữ theo cách điệp âm
Trong ca dao, thường ít khi dùng theo cách này. Tuy vậy vẫn tìm thấy hai cách điệp là: điệp một bộ phận của âm tiết và điệp hoàn toàn các âm tiết.
Ví dụ:
Duyên trúc trắc, nợ trục trặc;
Thiếp với chàng bất đắc vãng lai.
Sàng sàng lệ nhỏ càng mai
Dẫu không thành đường chồng vợ, cũng nhớ hoài nghĩa xưa
Nước chảy riu riu,
Lục bình trôi ríu ríu,
Anh thấy em nhỏ xíu, anh thương.
Riu riu, ríu ríu, xíu / trúc trắc, trục trặc, bất đắc…; có thể xếp vào loại điệp một bộ phận của âm tiết ( phần vần ). Tác dụng của cách điệp này là tạo nên một nét nghĩa nền tản cho toàn bài và nhấn mạnh sắc thái nghĩa cục bộ của từ ngữ được điệp.
Ví dụ:
Duyên duyên ý ý tình tình
Đây đây đó đó tình tình ta ta
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai.
Ở ví dụ trên, tuy hai dòng đầu phụ âm Đ – được điệp trong bốn âm tiết (sử dụng 4 lần chữ có phụ âm Đ), phụ âm T được điệp trong sáu âm tiết; nhưng về cơ bản đây chỉ là sự gấp đôi một cách đều đặn các âm tiết cấu tạo nên bài ca dao: hai cặp lục bát chỉ sử dụng 14 âm tiết (trong đó chữ Tình được điệp 4 lần, thành ra chỉ còn lại 13, ở đây mỗi âm tiết đồng thời là một từ). Cách điệp trong trường hợp này cho thấy sự dằn dỗi, bức xúc của người nói.
Chơi chữ bằng phương tiện cùng âm
Chính là cách dùng phương tiện cùng âm ca dao có bốn cách:
- Tạo một ngữ cảnh cho phép xuất hiện cùng âm;
- Tạo ra nhiều từ cùng âm, gây sự tương phản giữa âm và nghĩa;
- Tạo ra một từ có thể hiểu nước đôi;
- Dựa vào tên gọi động vật, thực vật.
# Tạo ra một ngữ cảnh cho phép xuất hiện cùng âm:
Ví dụ: có hai lời hò đối đáp có thể xem là dị bản của nhau dưới đây:
Một trăm thứ dầu, dầu chi không ai thắp?
Một trăm thứ bắp, bắp chi không ai rang?
Một trăm thứ than, than chi không ai quạt?
Một trăm thứ bạc, bạc chi bán chẳng ai mua?
Trai nam nhi đối đặng, gái bốn mùa xin theo.
Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp;
Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang;
Một trăm thứ than, than thân không ai quạt;
Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua:
Trai nam nhi đà đối đặng, gái bốn mùa tính răng?
*************
Em hỏi anh Trong các thứ dầu, có dầu chi là dầu không thắp?
Trong các thứ bắp, có bắp chi là bắp ko rang?
Trong các thứ than, có than chi là than ko quạt?
Trong các thứ bạc, có bạc chi ko đổi ko mua?
Trai nam nhơn chàng đối được mới rõ ai thua phen này?
Trong các thứ dầu, có nắng dãi mưa dầu là dầu ko thắp;
Trong các thứ bắp, có bắp mồm bắp miệng là bắp ko rang;
Trong các thứ than, có than hỡi than hời là than ko quạt;
Trong các thứ bạc, có bạc tình bạc nghĩa là bạc ko đổi ko mua;
Trai nam nhơn vừa đối đặng, hỏi thiếp vừa tính sao?
Ngữ cảnh “Một trăm thứ….”hay “Trong các thứ……”: đã xuất hiện những từ cùng âm, làm cho điệu hò có vần có điệu. Suy ra, có vô số cách sử dụng cùng âm được cho là phù hợp.
Chơi chữ trong lời nói hằng ngày
Sở dĩ thú chơi chữ trong dân gian phát triển sớm chính là nhờ tính hài hước, dí dỏm, thông minh và sâu sắc vốn có của người Việt. Lại thêm chất liệu ngôn từ quá phong phú nên thói quen chơi chữ cũng được hình thành, phổ biến rộng rãi trong dân gian. Trước khi đi vào văn chương, thuật chơi chữ thường xuất hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Mục đích của thói quen chơi chữ trong giao tiếp chính là tạo ra những tiếng cười sảng khoái bằng sự bất ngờ thú vị trong các biến thể của ngôn ngữ. Người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều có khả năng chơi chữ theo lối “ứng khẩu” tự nhiên, theo những cách khác nhau.
Nói lái
Ví dụ: “Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp
Nhà trường, nhường trà, uống nước trong”
“Cá thể thì thế cả”
“Vấn đề đầu tiên là tiền đâu”
Lợi dụng sự gần nhau về âm giữa âm tiếng Việt và âm tiếng tiếng ngoài
Ví dụ: Một người Việt, khi trả lời, cố ý phát âm rành mạch, rõ ràng câu tiếng Pháp để trêu người hỏi giờ: “Ông giơ đít mi nút” – “Onze heures dix minutes” (11 giờ 10 phút).
Chiết tự
Ví dụ:
“ Cao Bằng không phải cao bằng mà còn phải cao hơn nhiều nơi khác!”
Kẻ sĩ ngại ăn diện
Dân bần thường tuỳ tiện
Công thần trí thường nông
Chỉ tụng, chẳng dám kiện ___
Càng lỏi lại càng len
Chưa chính đã đòi chuyên
Tưởng có tiền là tiến
Nghĩ tổ mình là tiên