Nếu bạn cứ mãi đóng vai cô nàng/ anh chàng mộng mơ, yêu những cái kết có hậu trong chuyện phim châu Á thì chắc chắn sẽ rất sốc trước những câu chuyện “thực như đời” trong phim tình cảm Mỹ. Đôi khi bạn còn thấy mình trong một phân đoạn nào đó của chính các nhân vật, và rút ra nhiều bài học cho mối quan hệ hiện tại của bản thân. Cùng Baohay trải nghiệm những cung bậc cảm xúc chân thực nhất trong 10 bộ phim tình cảm Mỹ đáng giá nhất năm 2019 này nhé!
Me Before You (2016) – Trước Ngày Em Đến
Vị trí số 1 trong danh sách này là một bộ phim tình cảm Mỹ hay nhất 2016 của nữ đạo diễn Thea Sharrock. Me before you là những câu chuyện dung dị, chân thực nhưng cũng đậm chất lãng mạn. Khi xem Me before you, bạn có thể sẽ phải bắt gặp tình cảnh của chính mình trong nhiều tình tiết cảm động.
Me before you như một dòng nước hiếm hoi giữa biển phim boom tấn đang “nóng rực” màn ảnh trong thời điểm hè 2016. Trước khi phim công chiếu, tác phẩm tiểu thuyết cùng tên này đã trở thành một hiện tượng văn học của công chúng vào năm 2012.
4 năm sau đó, khán giả một lần nữa được “thấm” sâu hơn câu chuyện tình yêu nhiều cảm xúc vui, buồn, cả những giọt nước mắt đớn đau của cô gái 26 tuổi Lousia Clark và chàng trai 31 tuổi William Traynor.
Trước khi em đến sẽ mang bạn trở về với vùng nông thôn tươi đẹp của nước Anh với những nụ cười rực rỡ của nàng Lousia đầy cá tính, vui tươi, yêu đời. Nhưng oái ăm thay, cô nàng xinh đẹp lại bị chính những công việc buồn tẻ chôn vùi đam mê. Không những vậy, nàng còn đang trong một mối tình nhàm chán với gã trai ích kỷ Patrick, người lúc nào cũng chỉ đặt lợi ích của mình trên mọi suy nghĩ, tình cảm của Lou.
Anh chàng Will (William) thì ngược lại, một hình mẫu đàn ông thông minh, giàu có, lịch lãm, đầy đam mê, xung quanh có biết bao bóng hồng đang ao ước. Nhưng không ngờ một ngày tai họa ập đến khiến chàng bị liệt toàn thân. Vẻ tự tin, bản lĩnh thường ngày cũng không còn. Giờ đây, chàng phải cố giam mình chịu đựng trong căn phòng nhỏ sau khi chia tay bạn gái, không gặp gỡ bất kỳ ai.
Tuy nhiên, Will vẫn còn đủ tỉnh táo để nhận ra đó chỉ là nỗi đau tạm thời. Anh chàng cũng không ngừng hy vọng, sẵn sàng giải thoát chính mình.
Đó là những gì xảy ra trước khi họ gặp nhau, nhưng liệu một cô gái đầy sức sống như Lou có khiến bức tường của Will sụp đổ? Và Lou có đủ dũng khí để sẵn sàng buông bỏ tình cảm dành cho Patrick để sống cuộc đời của chính mình? Vì sao kết phim lại là một mối tình dang dở, đạo diễn muốn nhắn nhủ điều gì? Baohay sẽ để bạn tự tìm thông điệp ở phút cuối bộ phim nhé!
The Best of Me (2014) – Điều tuyệt nhất trong tôi
Sau The Note Book, Safe Haven, nhà văn Nicholas Sparks lại làm rúng động trái tim người đọc với mối tình đầu không thể quên trong The Best of Me.
Câu chuyện bắt đầu từ sau màn gặp gỡ đầy lãng mạn giữa Dawson Cole – và Amanda Collier. Dawson là một chàng trai sống trong cảnh bạo lực, tệ nạn của gia đình, may mắn gặp gỡ ông Tuck Hostetler, ông như vị thần bảo hộ cho Dawson khỏi những tay bặm trợn, cũng là người ươm mầm tình yêu của 2 nhân vật chính. Amanda, một cô gái trong sáng, dịu dàng, đầy cuốn hút pha chút nổi loạn. Mùa thu năm ấy cũng chính là mùa chia ly không hẹn ngày gặp lại của mối tình đầu ngắn ngủi.
Sau 21 năm, trước khi ra đi, chính Tuck cũng là người âm thầm đưa họ một lần nữa hội ngộ tại ngôi nhà cũ. Nhưng lúc này hoàn cảnh đã khác xưa rất nhiều. Amanda đã là mẹ, là vợ của một ông chồng thờ ơ, nét mặt cũng mang nhiều nỗi âu lo, thương tổn. Sự tái hợp bất ngờ này đã đánh thức ngọn lửa tình vẫn cháy suốt 20 năm qua.
Cuối cùng Amanda và Dawson cũng quay về bên nhau, nhưng là theo một cách khác. Khi bắt gặp tình yêu nhẹ nhàng, sâu sắc và đầy hy sinh của The Best of Me, chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn khác về một tình yêu thật sự. “Yêu thương không phải là thứ bạn có thể cầm nắm mỗi ngày, mà chỉ đơn giản là đươc ở bên cạnh người mình yêu một cách bình dị nhất”.
The Great Gatsby – Gatsby Vĩ đại
Nếu là một “mọt phim”, chắc chắn bạn không thể quên được tiếng vang của The Great Gatsby ngay khi vừa được công chiếu. Đây là một tác phẩm xứng đáng để bạn trải nghiệm một lần, về tình yêu, xã hội và con người trước sự thay đổi khắc nghiệt của thời cuộc.
Đây chính là tác phẩm được Baz Luhrmann chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn F.Scott Fitzgerald, là tác phẩm đứng thứ hai trong danh sách 100 tác phẩm văn học vĩ đại nhất thế kỷ XX.
Phim được đặt vào bối cảnh Long Island năm 1922, “những năm 20 gầm thét”, “thời đại kim hoàng” (theo chính cách gọi của F.Scott Fitzgerald). Đây là thời kỳ kinh tế Mỹ đạt đến đỉnh điểm phát triển. Cuộc đời của nhân vật chính Jay Gatsby cũng vậy, cuộc sống xa hoa và cũng rất đỗi phù phiếm của nhà triệu phú và bị sụp đổ sau đó giống như dự báo của nhà văn đối với nền kinh tế Mỹ.
Điều làm nên một tác phẩm chuyển thể hoàn hảo chính là tài năng diễn xuất của Leonardo DiCaprio đã lột tả trọn vẹn những khía cạnh tâm hồn nhân vật Gatsby, một gã si tình vĩ đại nhất nước Mỹ. Lịch lãm, đau khổ, phiền muộn, và còn pha lẫn chút ngây thơ, quê mùa của tay triệu phú giàu xổi, một tình yêu trong sáng dành cho Daisy không thể nào bị vẫn đục.
One Day – Một Ngày
One Day là một bộ phim tình cảm Mỹ hay được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của David Nicholls. Ngày định mệnh ấy là ngày 15/7/1988 – ngày Thánh Swithin.
Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là Dexter (do Jim Styrgess) và Emma (Anne Hathaway thủ vai). Bắt đầu từ đêm Thánh định mệnh, khi hai người vừa tốt nghiệp đại học Edinburgh. Sau khi trở về căn hộ của Emma, thay vì là “tình một đêm” rồi “đường ai nấy đi” như thường lệ, nhưng sáng hôm sau họ lại nằm trên giường và trò chuyện như hai người bạn.
Phim đưa người đọc đi một vòng trải nghiệm đầy ý nghĩa về tuổi trẻ với khát vọng theo đuổi ước mơ của chính mình, nhưng lại bỏ quên điều quan trọng nhất. Trong suốt 20 năm, một tình yêu thầm lặng giữa Dexter đào hoa và Emma đầy tự ti, ngập ngừng, chẳng ai nói với ai một câu dù “tình trong như đã”. Bởi vì tình yêu thương, họ chỉ muốn giữ cho cảm xúc ấy luôn trong trẻo, sợ phải tổn thương người mình yêu quý nhất.
Cũng có thể nói đó là khoảng thời gian quá dài để sau những phù phiếm, vui chơi Dexter mới nhận ra Emma mới chính là người mà anh cần nhất.
Tuy nhiên, những gì diễn ra trong suốt 20 năm ấy mới chính là điều mà bộ phim muốn nhắn nhủ. Mạch phim vẫn tự nhiên, chậm rãi và đủ logic để khán giả có thể cảm nhận được giá trị cuộc sống.
Xuyên suốt các cảnh quay trong One Day, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp tuyệt vời của một London cổ kính, những cánh đồng Edinburgh, hay ngoại ô Paris… trên nền nhạc nhẹ nhàng, da diết. “Dù có thể họ sẽ không cùng ta đi đến cuối cuộc đời, thế nhưng hãy mạnh dạn nắm lấy tay người bạn đồng hành của mình – người mà bạn có thể dựa vào dù trời có sập xuống”.
6 Years – Sáu Năm Tình Ái
Đôi khi cứ mãi đắm chìm trong tình yêu sẽ làm người ta tưởng rằng mình sẽ nhận được kết thúc viên mãn. Giống như cặp đôi yêu nhau 6 năm trong bộ phim tình cảm lãng mạn 6 Years – 6 Năm Tình Ái.
Điều đặc biệt đầu tiên chính là bộ phim indie này không hề có kịch bản. Đây là tác phẩm thứ hai của nữ đạo diễn kiêm biên kịch người Mỹ – Hannah Fidell (31 tuổi). Nhờ vậy mà diễn biến phim cũng trở nên tự nhiên, nhẹ nhàng hơn.
Cốt truyện xoay quanh mối tình kéo dài 6 năm từ thời trung học cho đến khi lên đại học của nàng Melanie Clark và Dan Mercer. Mọi chuyện dường như sẽ êm đẹp cho đến khi cả hai nảy sinh những bất đồng trong các mối quan hệ xã hội và sự xuất hiện của “tiểu tam” Amanda.
Dan là nhân viên thực tập của một công ty thu âm, còn Mel là trợ giảng cấp 1. Ở công ty, Dan khá thân thiết với Amanda, một nữ đồng nghiệp lớn hơn tuổi. Ở Amanda, có những thứ mới lạ khiến Dan không tránh khỏi những cám dỗ.
Giữa lúc đó, Dan lại phát hiện ra anh không thích những cô bạn đồng nghiệp của Mel và ngược lại, cô nàng Mel đáng thương cũng cảm thấy lạc lõng trong buổi tiệc tùng với đồng nghiệp của Dan.
6 Years giống như một tiếng gõ khẽ khàng, đủ đánh thức những người trẻ về tình yêu non nớt mà họ đang có. Nó khiến người xem phải day dứt và tự hỏi: lối thoát nào cho những người trong cuộc trước những cạm bẫy xung quanh? Liệu đâu là điểm tựa để tình yêu có thể vững bền? Tin vào tình yêu của cả hai, hay của chính mình?
The Note Book (2004) – Nhật Ký Tình Yêu
Thật ngạc nhiên khi rất nhiều phim Mỹ lãng mạn hay đều là tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Nicholas Sparks, trong đó, The Notebook là một điển hình.
Lấy bối cảnh ở một vùng quê bình yên thuộc miền Nam nước Mỹ những năm 40. The Note Book lấy cảm hứng từ một chuyện tình đầy rào cản giai cấp, địa vị xã hội giữa Noah Calhoun (Ryan Gosling) – một chàng trai mang thân phận công nhân nghèo đem lòng yêu một tiểu thư thành thị kiêu kỳ – Allie Hamilton (Rachel McAdams).
Còn bây giờ, bạn đã sẵn sàng xem phim tình cảm Mỹ và nêu lên quan điểm của mình cho những cặp đôi này chưa?